Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Sổ Tay Thượng Dân K’Tien (Danlambao)




Đồng bào nhà mình mà cứ chịu khó làm ăn, chăm đi nương đi rẫy, trồng lúa trồng bắp thì chắc không đến nỗi bị đói. Cứ cho bọn trẻ đi học đầy đủ (Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam không những không thu tiền học phí, tiền sách vở mà còn có hỗ trợ về sách vở, cử giáo viên cắm bản,…), chắc chắn sẽ có những kỹ sư, bác sĩ, thầy cô giáo,… có trình độ và tấm lòng quay trở về giúp dân bản. Đằng này, một bộ phận không nhỏ đồng bào chẳng chịu làm ăn, nước thiếu nhưng rượu thì vô kể, uống thâu đêm suốt sáng; bao nhiêu tiền, gạo, cây con giống Nhà nước hỗ trợ làm ăn, bà con nhà ta đem đi đổi lấy rượu uống hết. Được ai cho ăn học tử tế, có cơ hội đi ra ngoài thì đi luôn, có thấy ai quay về giúp dân bản đâu. Toàn là bác sĩ, giáo viên, kỹ sư người Kinh phải cùng ăn đói, mặc rét, chịu bao vất vả hi sinh  đồng bào, vì đồng bào với mong muốn đồng bào từng bước thoát khỏi nghèo khổ, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Có thấy mấy người đó kêu ca đâu. Toàn mấy người ở đẩu ở đâu, về được một vài tiếng đồng hồ tham quan xem xét kiểu “ngồi tên lửa xem hoa” kêu ca, phàn nàn.
Mấy ông cán bộ nhà nước giúp đỡ hi sinh vì đồng bào ta như vậy là tốt lắm rồi. Họ mà không thật lòng thật bụng muốn giúp đỡ thì có núi tiền họ cũng chẳng bỏ gia đình, người thân,… để về với đồng bào đâu. Mấy ông mấy bà bên đó giỏi thì về mà làm xem có chịu đựng được bẩy ba hai mốt ngày không?  
Ở đời, lời cha ông truyền lại muôn thuở không sai: “nói dễ, làm khó”.
                                                                                                        Nguồnhttp://congdanvietnam2.blogspot.com/

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM



CHỦ QUYỀN VIỆT NAM LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM
                                       

Biển Đông hiện nay có tranh chấp giữa 5 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nổi lên vấn đề bá quyền của Trung Quốc trong âm mưu độc chiếm Biển đông. Thiết nghĩ, những người Việt yêu nước phải nhận thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, đấu tranh chống lại miệng lưỡi xuyên tạc, bóp méo sự thật của bọn bành trướng phương Bắc. Tranh chấp diễn ra chủ yếu trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

 Ở Hoàng Sa hiện có trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km2, cách đảo Lý Sơn của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ hần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2. Ở Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của ta là đảo Phú Lâm vào năm 1965, nơi hiện nay chúng đang tích cực xây dựng trụ sở ủy ban hành chính Tam Sa một cách trái phép.

  Quần đảo Trường Sa hiện có hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 - 180.000 km2, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2.

Ở Trường Sa, Philippin hiện chiếm giữ 05 đảo và điểm đảo từ năm 1971 ; Malaixia chiếm giữ 7 điểm đảo ở Phía Nam. Trung Quốc lợi dụng tình hình khó khăn của Việt Nam, ngày 14/3/1988 chúng gây nên cuộc Hải chiến Trường Sa, cướp đi sinh mạng của 64 Liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng và chiếm đóng 07 bãi đá ngầm thuộc Quần đảo Trường Sa, đến năm 2005 chúng đánh chiếm tiếp 02 điểm đảo thuộc Philippin quản lý. Như vậy, hiện nay Trung Quốc chiếm 9 điểm đảo. Còn Việt Nam giữ nguyên được chủ quyền biển đảo từ sau năm 1988 đến nay, không để bất cứ một thế lực bành trướng nào xâm phạm dù chỉ một tấc đất, một mét nước.

Về lịch sử chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu cho đến thế kỷ XVII, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã tổ chức “Đội Hoàng Sa” hàng năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên đảo; đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Trường Sa làm nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”.

 Liên tục từ đó, Việt Nam đã có nhiều hoạt động cũng cố chủ quyền trên 02 quần đảo Hoàng sa, Trường sa như: Năm 1925, duy trì tuần tra trên đảo, đưa quân đội trú đóng; năm 1933-1938, thành lập đơn vị hành chính, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện; lên tiếng phản đối các nước yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa; năm 1951, khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco mà không gặp phải ý kiến phản đối nào; năm 1956, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý; năm 1977 tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 1982, thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; năm 1994, tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; năm 2003, ban hành Luật Biên giới quốc gia; tháng 4/2007, thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa; hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa… Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 02 quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa, khẳng định 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu hòa bình, quản lý liên tục, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam vào ngày 21/6/2012.

Còn Trung Quốc thì sao?

Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã có từ hàng ngàn năm ngay từ khi nó ra đời. Theo thống kê trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có đến 16 cuộc chiến thì đã có tới 14 cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Và lịch sử cũng chứng minh rằng trong 14 cuộc chiến đó, thì Việt Nam đều giành chiến thắng vẻ vang, tạo nên nỗi khiếp sợ ngàn đời với chủ nghĩa bá quyền phương Bắc. Hẳn quốc dân đồng bào còn nhớ đến vẻ khiếp sợ của tên Thái thú Tô Định phải cạo râu tóc, giả gái để trốn khỏi nước Nam, khiếp sợ uy quyền của nữ tướng Hai Bà Trưng, còn nhớ Thoát Hoan phải chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng để cút khỏi nước Việt,.. và đến cuộc chiến 1979 cũng vậy, Trung Quốc cũng phải ghánh chịu thất bại nặng nề và cút khỏi lãnh thổ Việt Nam trước khi quân chủ lực của Việt Nam từ chiến trường Campuchia kịp trở về.

Những tấm gương nhãn tiền như thế mà chúng không biết sợ là gì, lại tiếp tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông hòng cướp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của Công ước quốc tế và luật biển năm 1982.

Về tấm bản đồ 9 khúc (lưỡi bò) của Trung Quốc, trong lịch sử của Trung Quốc trước năm 1947 chưa hề có, các nghiên cứu của các học giả thông thái trên thế giới với những chứng minh lịch sử đã chứng minh điều đó là không thể chối cãi. Năm 1947, chính quyền của Tưởng Giới Thạch cho vẽ bản đồ của Trung Hoa gồm 11 khúc theo hình chữ U chứ không phải là 9 khúc như hiện nay, từ đó đến nay, Chính quyền Trung Quốc liên tục giáo dục người dân Trung Hoa là có lãnh thổ trên biển theo hình chữ U mà chúng quên mất rằng trước đó hàng ngàn năm Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo đó. Điểm cực nam của tấm bản đồ vô lý này cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 40 Hải lý (vi phạm cong ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, quy định lãnh hải quốc gia ven biển là 200 hải lý). Về phía Nam, bản đồ hình chữ U này cách đường cơ cở của Malaixia mấy chục Hải lý, và nó nằm ngay trên đường cơ sở trong lãnh hải của Philippin.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10 năm 2011. Khi làm việc với Hồ Cẩm Đào và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bàn đến tấm bản đồ hình lưỡi bò, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào nói: “Vừa rồi Việt Nam đã khai thác mấy trăm triệu tấn dầu trong đường 9 khúc của Trung Quốc, đề nghị Việt Nam dừng khai thác bởi vì đó là vùng biển của Trung Quốc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp lời: “Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền 200 hải lý theo Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, chúng tôi khẳng định điều đó. Nếu Trung Quốc không đồng ý thì Việt Nam và Trung Quốc cùng đưa ra Tòa án Quốc tế. Nếu Tòa án quốc tế phán xét như thế nào thì chúng tôi chấp nhận như thế ấy” .

Hồ Cẩm Đào nói: “Nếu nói như thế thì chúng ta cần gì ngồi đây để bàn”.

Trung Quốc không có bằng chứng cho sự phi lý của mình đối với tấm bản đồ hình lưỡi bò, nên rất sợ ra Tòa án quốc tế, chúng sợ dư luận quốc tế nên chỉ dám đàm phán song phương không dám đàm phán đa phương. Trần Ái Quốc tôi thiết nghĩ để có hình lưỡi bò thì phải có chủ thể của nó là con bò. Con bò lè lưỡi liếm thì mới ra hình lưỡi bò. Phần suy luận thế nào tùy độc giả phán đoán và kết luận. Là con bò mà cười thì làm gì có đủ hai hàm răng như con người được. Nên con bò bao giờ cũng ngu và đuối lý, hèn kém trước con người./.
Nguồn http://congdanvietnam2.blogspot.com/

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

BIỂN ĐÔNG TRONG CHIẾN LƯỢC BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC


                              
Biển Đông có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược đối với TQ. Biển Đông được xem là nơi khởi đầu của TQ trong tham vọng trở thành một cường quốc biển. Nếu không có Biển Đông, lối ra để trở thành cường quốc biển hay cái siêu cường gì đó chỉ là ảo tưởng. Giành được Biển Đông, TQ sẽ giành được thế chủ động và vươn ra Thái Bình Dương. Kiểm soát được Biển Đông, mở rộng biên giới biển TQ sẽ khẳng định được sức mạnh của mình, nâng cao tầm ảnh hưởng với các nước trong khu vực, phục vụ phát triển kinh tế nội địa, tạo đối trọng với Mỹ và Nhật Bản, Ấn Độ... phát triển đất nước trở thành cường quốc số một thế giới.
TQ coi Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của mình như vấn đề Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương. Điều đó có nghĩa Biển Đông là một phần chủ quyền của TQ và TQ sẽ áp dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình. Âm mưu ý đồ “độc chiếm Biển Đông” của TQ ngày càng thể hiện rõ, đặc biệt là sự kiện năm 2009, TQ đưa ra yêu sách đòi chủ quyền theo “đường lưỡi bò” (hay còn gọi là “đường 9 đoạn” hoặc “đường chữ U”). “Đường lưỡi bò” do chính quyền quốc dân Đảng vẽ năm 1974, về phạm vi hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân TQ, nhưng sau đó phía TQ viện cớ “đường lưỡi bò” để thực thi yêu sách đòi chủ quyền. “Đường lưỡi bò” không có căn cứ pháp lý, hoàn toàn áp đặt.
           Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những việc trên của phía Trung Quốc nhằm bành trướng và độc chiếm biển đông đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước trong khu vực, trái với công ước biển. Việt nam yêu cầu TQ cần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC),  với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
Trên biển, hiện nay TQ tăng cường sức mạnh Hải quân, dân sự hóa hoạt động tuần tra, kiểm soát và sử dụng lực lượng này tấn công, cản phá hoạt động kinh tế của ta trên Biển Đông, cố ý tạo khu vực tranh chấp mới trong cùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gia tăng áp lực ép ta chấp nhận “gác tranh chấp, cùng khai thác” theo các điều kiện của TQ. Điều này thể hiện dã tâm trong chiến lược bành trướng của TQ đối với biển đông do vậy Trước tham vọng kiểm sát Biển Đông, hiện thực hóa “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục hành xử bất chấp Luật pháp quốc tế, do vậy Việt Nam phải có hành động kiên quyết: Một mặt, chúng ta kiên trì các giải pháp hòa bình, phù hợp với quy định của Luật pháp Quốc tế, đặc biệt là công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, nhưng kiên quyết không nhân nhượng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta đã được công ước quốc tế thừa nhận. Mặt khác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó chủ động trong mọi tình huống bất ngờ về xung dột vũ trang có thể xảy ra.


Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Kính gửi giáo sư toán học Nguyễn Xuân Phú




                                                 
Kính thưa giáo sư toán học Nguyễn Xuân Phú bản thân tôi thiết nghĩ ông là người được ăn học đàng hoàng, có tầm nhìn, có lẽ vì ông nhìn quá xa nên có lẽ ông khác với những nhà toán học khác say mê nghiên cứu, phục vụ khoa học thì giáo sư Phú đã bước chân vào con đường chính trị bằng một bước ngoạt khi cho ra đời cái gọi là kiến nghị 72, mà thực chất đây là cái mà giáo sư phú đã đánh tráo sự thật, ông là một nhà toán học nhưng khi đưa ra sự việc mang tính chất công bằng như 1 + 1 = 2 thì ông Phú đã dung ma trận đánh tráo nó. Kính thưa ông Phú, tôi là 1 công dân bình thường lúc đầu đọc cái gọi là kiến nghị 72 của ông, tôi thiết nghĩ ông là một công dân tốt, tưởng ông có cao kiến gì đóng góp cho tổ quốc, nhưng than ôi khi tôi tìm hiểu sâu hơn về những đóng góp của ông cái kiến nghị của ông tôi lại thấy đúng là ông thật là một nhà toán học tài ba ông  Phú ạ! Thiết nghĩ là một người quá tôn trọng ông, tin ông nên giờ tôi lại phả chửi ông ông phú ạ! ông nghĩ rằng ông dùng phép thuật toán học hay dùng danh tiếng là một giáo sư được ăn học ở trời Tây, để làm cái trái với sự thật ư ông Phú. Người Việt Nam bây giờ quá ngại với cái kiểu dùng uy tín để đứng ra lừa đảo rồi ông Phú ạ! Tôi thiết nghĩ ông là người Việt Nam, ăn học ở nước ngoài nhưng ông chưa đóng góp được gì cho tổ quốc mà ông lại dùng cái thứ phép thuật ấy để đánh lừa lòng người, phải chăng Phương Tây đã tạo ông thành một cỗ máy, hay là biến ông thành 1 kẻ tay sai. Ông nghĩ rằng kiến nghị 72 mà ông vẽ ra sẽ được mọi người ủng hộ ư! Sai hết rồi ông Phú ơi ông hãy quay đầu lại đi, ông hãy sống thật với lương tâm mình đi ông Phú ạ! Ở đời này sợ nhất mất độc lập tự do một đất nước đã thế, và một con người cũng vậy ông phú ạ! Làm tay sai chỉ có miếng ăn khi còn giá trị sử dụng, à quên tôi nói điều này hơi múa rìu qua mắt thợ vì ông ăn học ở Trời Tây ông rõ hơn tôi rằng tư bản nó chỉ sử dụng kẻ có ích, còn khi ông không có ích thì xin nó bãi cứt để ăn cũng không cho đâu ông Phú nhé! À đấy là 1 ví dụ sinh động, còn người Việt Nam sống ở chế độ này thấy tốt đẹp lắm rồi, ông cứ muốn đa đảng làm gì, suốt ngày đấu đá nhau mệt lắm ông ạ! Tôi khuyên ông đừng tham vọng thành chủ tịch đảng ảo vọng nào của ông nhé! Không tới 1 ngày cứt không có mà ăn đâu! Khuyên ông hãy trở về với nhà toán học của ông đi, đừng mải mê vẽ số 72 làm gì ông phú ạ! Theo suy tâm 72 là mãi thất đấy! Trên đây là vài lời tâm sự của tôi giành tới ông! Chú ông lúc nào cũng có cơm ăn! Đừng để hậu quả xấu xẩy ra với mình ông nhé! Thân chào tạm biệt!

Nguồn blog http://congdanvietnam2.blogspot.com/

SỰ THẬT VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM




Thời gian qua, các thế lực thù địch cho rằng“ở Việt Nam không có tự do tôn giáo”, Đảng Cộng sản “vô thần” chủ trương xóa bỏ tôn giáo. Gần đây, khi một số đối tượng lợi dụng tự do tôn giáo để hoạt động chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật thì họ tìm cách xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, “bóp nghẹt tôn giáo”, “bắt giam các nhà tu hành vì lý do tôn giáo”...
Đây là những luận điệu nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam, các thế lực thù địch trong và ngoài nước mưu toan phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ các tôn giáo, chia rẽ người có đạo và người không có đạo. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Điều này được minh chứng ngay trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và trong thực tế.
Trong điều 70 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Tiếp đó trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, Nghị định số 22/NĐ-CP, ngày 11-5-2005 của Chính phủ, gần đây là Nghị định 92/2012/NĐ-CP, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 8-11-2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quán triệt và thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta  về tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Các quy định pháp lý đó không những phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, củng cố niềm tin, tạo động lực để đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc”, “sống tốt đời, đẹp đạo”, góp phần quan trọng vào củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế cho thấy, năm 2006 cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, thì đến nay đã có 12 tôn giáo và 37 tổ chức tôn giáo với trên 20 triệu tín đồ, chiếm 25% dân số cả nước. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam là tốt đẹp và luận điệu vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo” là hoàn toàn bịa đặt. Hiện nay, cả nước có gần 100.000 chức sắc tôn giáo, trên 22.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều công trình được trùng tu, xây mới. Tính riêng hai năm 2010 và 2011 đã có gần 500 công trình tôn giáo được xây mới, hơn 600 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4.000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương.. [1]Sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều sự kiện, hoạt động tôn giáo sôi động góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những bằng chứng này, chẳng phải đã và đang thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở Việt Nam sao? Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân chính là cơ sở để đoàn kết các lực lượng quần chúng có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng. Qua đó để tiến hành vận động quần chúng các tôn giáo và hàng ngũ giáo sĩ, chức sắc tôn giáo tham gia vào các hoạt động tiến bộ, yêu nước do Đảng lãnh đạo, tiến hành các hoạt hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thế giới quan duy vật khoa học quần chúng… Đồng thời đây là cơ sở để đấu tranh chống lại các luận điệu vu cáo, các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống Nhà nước XHCN./.


[1] Đỗ Phú Thọ: Không thể xuyên tạc quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, www.qdnd.vn , QĐND,14/102012.