CHỦ QUYỀN
VIỆT NAM LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM
Biển Đông hiện nay có tranh chấp
giữa 5 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nổi lên vấn đề bá quyền của Trung Quốc trong âm mưu độc chiếm Biển đông. Thiết
nghĩ, những người Việt yêu nước phải nhận thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia,
đấu tranh chống lại miệng lưỡi xuyên tạc, bóp méo sự thật của bọn bành trướng
phương Bắc. Tranh chấp diễn ra chủ yếu trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ở Hoàng Sa
hiện có trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện
tích khoảng 16.000 km2, cách đảo Lý Sơn của ta khoảng 120 hải lý,
cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ hần đất nổi
của quần đảo khoảng 10 km2. Ở Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm đảo lớn
nhất của ta là đảo Phú Lâm vào năm 1965,
nơi hiện nay chúng đang tích cực xây dựng trụ sở ủy ban hành chính Tam Sa một
cách trái phép.
Quần
đảo Trường Sa hiện có hơn 100 đảo, bãi
đá, cồn san hô và bãi cạn, vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 - 180.000
km2, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý
(Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải
lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2.
Ở Trường Sa, Philippin hiện chiếm giữ 05 đảo và điểm
đảo từ năm 1971 ; Malaixia chiếm giữ 7 điểm đảo ở Phía Nam. Trung Quốc lợi
dụng tình hình khó khăn của Việt Nam, ngày 14/3/1988 chúng gây nên cuộc Hải
chiến Trường Sa, cướp đi sinh mạng của 64 Liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam
anh hùng và chiếm đóng 07 bãi đá ngầm thuộc Quần đảo Trường Sa, đến năm 2005
chúng đánh chiếm tiếp 02 điểm đảo thuộc Philippin quản lý. Như vậy, hiện nay
Trung Quốc chiếm 9 điểm đảo. Còn Việt Nam giữ nguyên được chủ quyền biển đảo từ
sau năm 1988 đến nay, không để bất cứ một thế lực bành trướng nào xâm phạm dù
chỉ một tấc đất, một mét nước.
Về lịch sử
chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu cho đến thế
kỷ XVII, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ
XVII, chúa Nguyễn đã tổ chức “Đội Hoàng Sa”
hàng năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và
dựng mốc trên đảo; đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra
Trường Sa làm nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”.
Liên
tục từ đó, Việt Nam đã có nhiều hoạt động cũng cố chủ quyền trên 02 quần đảo
Hoàng sa, Trường sa như: Năm 1925, duy trì tuần tra trên đảo, đưa quân đội trú
đóng; năm 1933-1938, thành lập đơn vị hành chính, đặt cột mốc, xây hải đăng,
trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện; lên tiếng phản đối các nước yêu sách chủ
quyền đối với Hoàng Sa; năm 1951, khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam
đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội
nghị San Francisco mà không gặp phải ý kiến phản đối nào; năm 1956,
quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa
từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý; năm 1977 tuyên bố về lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 1982, thành lập
huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng; năm 1994, tham gia Công ước của Liên
Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; năm 2003, ban hành Luật Biên giới
quốc gia; tháng 4/2007, thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh
Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa; hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà
Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa… Nhà nước Việt Nam đã nhiều
lần công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 02 quần đảo Hoàng Sa
Và Trường Sa, khẳng định 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không
thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ
quyền và là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu hòa bình, quản lý liên tục, phù hợp
với các quy định của luật pháp quốc tế đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường
sa. Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã
thông qua Luật Biển Việt Nam
vào ngày 21/6/2012.
Còn Trung Quốc thì sao?
Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã có
từ hàng ngàn năm ngay từ khi nó ra đời. Theo thống kê trong lịch sử 4000 năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có đến 16 cuộc chiến thì đã có
tới 14 cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Và lịch sử cũng chứng minh rằng
trong 14 cuộc chiến đó, thì Việt Nam đều giành chiến thắng vẻ vang, tạo nên nỗi
khiếp sợ ngàn đời với chủ nghĩa bá quyền phương Bắc. Hẳn quốc dân đồng bào còn
nhớ đến vẻ khiếp sợ của tên Thái thú Tô Định phải cạo râu tóc, giả gái để trốn
khỏi nước Nam, khiếp sợ uy quyền của nữ tướng Hai Bà Trưng, còn nhớ Thoát Hoan
phải chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng để cút khỏi nước Việt,.. và đến
cuộc chiến 1979 cũng vậy, Trung Quốc cũng phải ghánh chịu thất bại nặng nề và
cút khỏi lãnh thổ Việt Nam
trước khi quân chủ lực của Việt Nam từ chiến trường Campuchia kịp trở về.
Những tấm gương nhãn tiền như thế mà
chúng không biết sợ là gì, lại tiếp tục có những hành động gây hấn trên Biển
Đông hòng cướp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa theo quy định của Công ước quốc tế và luật biển năm 1982.
Về tấm bản đồ 9 khúc (lưỡi bò) của Trung
Quốc, trong lịch sử của Trung Quốc trước năm 1947 chưa hề có, các nghiên cứu
của các học giả thông thái trên thế giới với những chứng minh lịch sử đã chứng
minh điều đó là không thể chối cãi. Năm 1947, chính quyền của Tưởng Giới Thạch
cho vẽ bản đồ của Trung Hoa gồm 11 khúc theo hình chữ U chứ không phải là 9
khúc như hiện nay, từ đó đến nay, Chính quyền Trung Quốc liên tục giáo dục
người dân Trung Hoa là có lãnh thổ trên biển theo hình chữ U mà chúng quên mất
rằng trước đó hàng ngàn năm Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo
đó. Điểm cực nam của tấm bản đồ vô lý này cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 40
Hải lý (vi phạm cong ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, quy định lãnh hải quốc
gia ven biển là 200 hải lý). Về phía Nam, bản đồ hình chữ U này cách
đường cơ cở của Malaixia mấy chục Hải lý, và nó nằm ngay trên đường cơ sở trong
lãnh hải của Philippin.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10 năm 2011. Khi làm việc với Hồ Cẩm Đào và Đảng
Cộng Sản Trung Quốc, bàn đến tấm bản đồ hình lưỡi bò, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào
nói: “Vừa rồi
Việt Nam đã khai thác mấy trăm triệu tấn dầu trong đường 9 khúc của Trung Quốc,
đề nghị Việt Nam dừng khai thác bởi vì đó là vùng biển của Trung Quốc”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp lời: “Việt Nam
khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền 200 hải lý theo Công ước quốc tế về luật
biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, chúng tôi khẳng định điều đó. Nếu Trung Quốc
không đồng ý thì Việt Nam
và Trung Quốc cùng đưa ra Tòa án Quốc tế. Nếu Tòa án quốc tế phán xét như thế
nào thì chúng tôi chấp nhận như thế ấy” .
Hồ Cẩm Đào nói: “Nếu nói như thế thì chúng ta cần gì ngồi đây
để bàn”.
Trung Quốc không có bằng chứng cho sự phi
lý của mình đối với tấm bản đồ hình lưỡi bò, nên rất sợ ra Tòa án quốc tế,
chúng sợ dư luận quốc tế nên chỉ dám đàm phán song phương không dám đàm phán đa
phương. Trần Ái Quốc tôi thiết nghĩ để có hình lưỡi bò thì phải có chủ thể của
nó là con bò. Con bò lè lưỡi liếm thì mới ra hình lưỡi bò. Phần suy luận thế
nào tùy độc giả phán đoán và kết luận. Là con bò mà cười thì làm gì có đủ hai
hàm răng như con người được. Nên con bò bao giờ cũng ngu và đuối lý, hèn kém
trước con người./.
Nguồn http://congdanvietnam2.blogspot.com/
Nguồn http://congdanvietnam2.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét