Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Hãy sống đẹp khi ta còn sống




                                                                               X.O
Trong cuộc sống văn minh hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều cách sống khác nhau. Có người thì chọn cách sống ẩn dật. Có người thì chọn cách sống xa hoa, tiêu xài lãng phí vô tội vạ. Cũng có người chọn cách sống “Làm người của công chúng”…. Chúng ta có rất nhiều con đường để lựa chọn cách sống riêng của mình. Như thế, việc lựa chọn giữa “sống đẹp” và “sống chÕt mÆc bay”, “sèng h«m nay kh«ng cÇn biÕt ®Õn ngµy mai”, “sèng kh«ng lÝ t­ëng, kh«ng môc ®Ých”, “sèng lµ ph¶i h­ëng thô”… sẽ ảnh hưởng tÝch cùc hoÆc tiªu cùc đến cuộc đời của chúng ta.
Trước hết, “sống đẹp” là như thế nào? Tuỳ trường hợp và hoàn cảnh, cũng như cuộc sống xã hội, chúng ta có thể hiểu hai từ ngữ này theo nhiều phương diện. Có người cho rằng “Sống đẹp” là vẻ bề ngoài sang trọng, quý phái, cũng có thể là ăn mặc theo thời đại. Có những người lại nghĩ đó là cách sống ẩn dật, tu hành. Theo quan điểm riêng của tôi “Sống đẹp” có lẽ đơn giản là sống tốt, giúp đời, giúp người bằng chính trái tim chân thành, vốn dĩ được sinh ra để yêu thương và cảm nhận tình yêu thương.
Nhưng phải chăng, “sống đẹp” chỉ mang ý nghĩa ngắn gọn của khái niệm sống trong phạm trù xã hội? Vâng, “Sống đẹp” còn là việc tự phấn đấu để rèn luyện bản thân và hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Việc ra sức lao động, ra sức học tập, ra sức chiến đấu… để đạt được hiệu quả to lớn cũng được cho là “sống đẹp”. Thời phong kiến xưa cũ, “chí làm trai” của các “trang nam nhi” là vì lợi ích chung của toàn xã hội, của quốc gia, không màng tới danh lợi tiền tài, sẵn sàng hi sinh cho quốc gia, sẵn sàng đánh đổi cả bản thân cho hoà bình dân tộc. Đó là một quan niệm “sống đẹp” rất hay. Tiêu biểu cho thời kỳ này là những bậc danh thần, những vị đạt tướng quân lỗi lạc: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, …
Như đã nói ở trên, quan niệm “sống đẹp” được rèn luyện và thay đổi theo thời gian. Trong hai cuộc chiến tranh ác liệt, giải phóng dân tộc dưới ách đô hộ của Pháp – Mỹ. Ta thấy hình ảnh oai hùng của dân tộc Việt Nam với sự lãnh đạo của vị cha già đáng kính Hồ Chí Minh. Người đã định hướng cho cuộc đời mình chính là tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Người đã kiên trì bôn ba tứ xứ, học hỏi cái hay, cái đẹp của xứ người để rèn luyện kiến thức bản thân rồi truyền đạt lại cho dân tộc. Đó là ngọn đuốc chói loà, ngọn hải đăng không bao giờ tắt dẫn đường cho chúng ta đạt tới sự hoàn hảo của “sống đẹp”. Đång hành cùng Bác Hồ chính là những tấm gương kiên trì trong chiến đấu, những phát minh và nỗ lực không ngừng, cũng như những hi sinh chiến đấu tới giọt máu cuối cùng của nhân dân. Tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Trần Đại Nghĩa; Phạm Tiến Duật; Chính Hữu;…
Đó là những quan điểm về “sống đẹp” đáng để chúng ta noi theo. Thế nhưng ta đang ở trong thời kỳ hoà bình với sự phát triển đi lên của xã hội, nghĩa vụ của chúng ta bây giờ chính là xây dựng đất nước phát triển vững mạnh, mà trước hết là phát huy tối đa năng lực trong học tập và lao động. Có những con người đã thành công trên con đường “sống đẹp” này. Giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã kiên trì chứng minh bổ đề Langlands suốt 15 năm trường. Đó là một thành quả to lớn cho sự phát triển nền Toán học Việt Nam trên trường Quốc tế - lµ mét minh chøng rÊt râ nÐt.
Trên là những tấm gương sáng ngời về “sống đẹp” trong ba thời kì quan trọng trong sự phát triển đi lên của Việt Nam. Thế nhưng cũng có những thành phần đã và đang làm ô uế danh dự xã hội này bằng những hành vi bạo tàn, th
ñ ®o¹n tinh vi không thể tưởng tượng được, Họ có nghĩ rằng họ đang làm bộ mặt của chính họ, gia đình họ và toàn thể dân tộc nhục nhã trên cộng đồng quốc tế khi thông tin đang được truyền đi với “tốc độ ánh sáng” ? Sự kiện Lê Văn Luyện gần đây là một nỗi đau lớn, một vết nhơ không thể xoá nhoà hay nh÷ng kÎ ¨n c¬m ViÖt nh­ng l¹i suy nghÜ vµ lµm viÖc cho T©y, nh÷ng kÎ b»ng c¸ch nµy c¸ch kia ®· phï phÐp ®Ó biÕn cña c«ng thµnh cña t­… Là một công dân Việt Nam, tôi cảm thấy những việc làm vô đạo đức, ®i ng­îc l¹i víi truyÒn thèng yªu n­íc th­¬ng nßi, vi phạm nghiêm trọng quyền sống và được sống của con người, là một điều không thể chÊp nhËn được. Nó làm cho truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay mất đi một cách trắng trợn.
Một nhà văn đã từng nói :” Không có gì chúng ta không thể làm khi chúng ta thật sự cố gắng”. Chính vì thế, điều mọi người nên làm bây giờ là hãy góp phần, dù là nhỏ nhoi để giúp cuộc sống này đẹp hơn. Và hãy cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân mình hằng ngày bởi vì “XÊu hæ lớn nhất con người có thể làm, chính là không cố gắng”
Nói tóm lại, “sống đẹp” qua các thời kì tuy có khác nhau nhưng đều quy về cái tốt đẹp cho xã hội. Là một công dân Việt Nam, nằm trong đại gia đình thế giới, chúng ta hãy làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Hãy ước mơ và dám ước mơ. Hãy tin ch¾c rng điều chúng ta đang làm sẽ trở thành hiện thực./.

TƯ TƯỞNG “DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN” CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG



Xuân An
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã sản sinh nhiều tên tuổi vĩ đại, vừa là anh hùng dân tộc vừa là nhà tư tưởng lớn. Trong đó, Hồ Chí Minh ghi dấu ấn lịch sử đậm nét nhất, mang tầm vóc thời đại, được loài người tiến bộ ca ngợi và thừa nhận. Dù không để lại các công trình nghiên cứu chuyên khảo về các lĩnh vực nhưng qua những bài viết, bài nói Người để lại đã chứa đựng những tư tưởng lớn mà giá trị của nó vượt thời đại. Tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” là một ví dụ.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mang tính triết lý sâu sắc, đó là phải lấy cái bất biến - cái không thay đổi, để ứng phó với cái vạn biến – cái thay đổi nhưng không được rời xa cái bất biến. Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng macxit, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của tư duy biện chứng phương Đông. Cái bất biến ở đây được xác định là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên để đạt được cái bất biến là cả một quá trình đấu tranh trong muôn vàn cái vạn biến, đòi hỏi cần có sách lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi bước đi, mỗi giai đoạn để chuyển dần từ những thay đổi mang tính tiến hóa đến những thay đổi mang tính cách mạng. Người thường bắt đầu từ cái bất biến rồi mới đi tới cái vạn biến.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh yếu tố quan trọng nhất làm nên sức mạnh dân tộc là truyền thống yêu nước, nồng nàm, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do và ý chí quật cường chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ khi có Đảng, có Bác Hồ, lòng yêu nước lại càng được nhân lên gấp bội lần, tạo nên ý chí quật cường, không khuất phục trước bất kỳ thực dân, đế quốc, kẻ thù nào dám xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhằm mục tiêu “đưa nước nhà đến tự do, độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”, chúng ta đã sử dụng nhiều sách lược ngoại giao phù hợp như “hòa để tiễn”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “đặt lợi ích dân tộc lên trên hết” một cách mềm dẻo, linh hoạt và thu được những kết quả thắng lợi vẻ vang.
Trong thời đại ngày nay, khi mà hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ… gia tăng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động nhưng lại tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành, ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển đảo, tài nguyên thì hơn lúc nào hết, chúng ta cần tỉnh táo, thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và kiên định phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Vấn đề biển Đông thời gian qua luôn là đề tài nóng bỏng, phức tạp, Trung Quốc thường xuyên đưa ra các hành động gây hấn, thông tin về việc diễn tập quân sự tại Biển Đông, bổ sung tàu lớn cho lực lượng Hải Giám, Ngư chính hoạt động tại Biển Đông, đưa ra những lời vu cáo, xuyên tạc. Trước một quốc gia có tiềm lực mạnh nhưng hay thích bắt nạt các nước khác như Trung Quốc, chúng ta cần phải đưa ra phương án nào để giải quyết. Thực tế đã chứng minh, sử dụng nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến” là phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay.
Cái bất biến là lợi ích quốc gia, dân tộc – trong đó độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là cốt yếu.
Cái vạn biến là linh hoạt, khôn khéo trong đấu tranh. Chúng ta phải đấu tranh bằng nhiều cách: con đường ngoại giao và tận dụng mọi cái có thể tận dụng được.
Tuyệt đối không để không kẻ nào được phép bán rẻ chủ quyền quốc gia, và tuyệt đối không được để “ứng vạn biến” thay thế cho những điều thuộc về “dĩ bất biến”.
Trước các động thái của Trung Quốc, ta phải phân biệt rõ ràng và tùy theo tình hình mà đưa ra các phương án giải quyết. Xử lý vận đề tranh chấp lãnh thổ phải theo hướng phấn đấu cho hòa bình và ổn định, đối với các tranh chấp phải kiên trì biện pháp hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế để đối thoại, tìm ra giải pháp. Luật pháp quốc tế là thành quả trí tuệ của xã hội văn minh hiện đại, mà tất cả các nước trên thế giới đều phải tôn trọng và tuân thủ một cách có trách nhiệm. Khi luật pháp quốc tế được thực thi một cách nghiêm túc, nguy cơ xung đột sẽ giảm, nền hòa bình vững chắc sẽ được bảo đảm hơn.
Nếu việc tập trận diễn ra trong phạm vi lãnh hải của họ và không ảnh hưởng gì đến các nước khác thì đó là quyền của họ. Theo Công ước Quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) thì Trung Quốc thực hiện công tác quản lý nhà nước trên biển bằng các tàu hải giám, ngư chính trong khu vực cho phép là bình thường. Nhưng nếu tàu của Trung Quốc lao vào cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì chúng ta kiên quyết phản đối. Phản đối cũng phải tùy tình hình mà theo nhiều hình thức, cấp độ khác nhau: thứ nhất, triệu đại sứ, gửi công hàm phản đối. Nếu nghiêm trọng hơn, ngoại trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước có thể gửi công hàm phản đối Trung Quốc. Trong đó, chúng ta phải ghi rõ sự việc vi phạm nghiêm trọng đó xảy ra tại khu vực nào, tọa độ nào, tham chiếu luật pháp quốc tế là vi phạm điểm nào. Từ đó phải công bố rộng rãi cho nhân dân cả nước và trên toàn thế giới được biết./.

ĐÀI “CHÂU Á TỰ DO” TRONG CHIẾN LƯỢC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA MỸ



                                                                                                Mr Thái
          Đài phát thanh, một phương tiện thông tin đại chúng tưởng chừng đã “lùi bước”         để nhường đại vị “thống soái” cho vô tuyến truyền hình và hệ thống Internet. Nhưng sau những bước đi loạng choạng nó đang được các kỹ thuật gia hiện đại hóa và vẫn được các chính trị gia phương tây lợi dụng vào các hoạt động tuyên truyền trong chiến lược diễn biến hòa bình.
          Với lợi thế có thể phủ sóng khắp hành tinh, giá thành máy thu rẻ, đài phát thanh đã được bộ máy chiến tranh tâm lý của Mỹ triệt để lợi dụng làm “chiếc trùy phá thành” và có nhiệm vụ “châm lửa trong xã hội cộng sản” (Reagan – Tổng thống Mỹ), Tổng thống Kennơđi cũng đã coi việc tăng cường phát thanh là con đường cụ thể để diễn biến hòa bình với các nước XHCN.
          Ngày 29 tháng 9 năm 1996, Đài “Châu Á tự do” đã phát sóng chương trình khai trương của mình bằng tiếng Trung Quốc. Việc cho ra đời Đài “Châu Á tự do” là một trong những bước đi trong “chiến lược mở rộng ở Châu Á - Thái Bình Dương” của Mỹ. Nó lãnh trách nhiệm tiên phong trong chiến lược chiếm lĩnh mặt trận địa tư tưởng mà chủ yếu là hướng mũi nhọn công kích vào các nước XHCN ở Châu Á: Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên… Cốt lõi của nó là chống cộng, trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, kích động những phần tử chống đối lại chính phủ. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ nói: “Chúng tôi cho rằng nhân dân cần phải được tiếp cận những thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng của phương Tây và đó chính là mục đích của Đài Châu Á tự do…”.
          Những con biến sắc.
          Mỹ đã sử dụng đài phát thanh để tuyên truyền chống các nước XHCN từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đứng đầu là Đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” (VOA) được thành lập năm 1942; đài “Châu Âu tự do” và Đài “Tự do” được thành lập vào những năm 50; Đài “Hôxêmácti” được thành lập năm 1985 phát tiếng Tây Ban Nha, tiến hành tuyên truyền thù địch chống Cu Ba suốt 24/24h. Các đài đều là những trung tâm phá hoại tư tưởng đặt dưới sự bảo trợ của CIA.
          Đài “Châu Á tự do” được giới chính trị Mỹ coi là một công cụ nhằm gây mất ổn định ở các nước XHCN. Với giọng điệu truyên truyền là một “trường đại học trên làn sóng” thì bản chất là “Cú đội lốt Công”. Vì cái gốc của vấn đề: chủ nhân đích thực của nó là ai? CIA chi tiền cho hoạt động, thì dù có thay đổi giọng điệu thế nào đi chăng nữa, dù có nấp dưới danh nghĩa công ty phát thanh tư nhân nào đi nữa thì nó vẫn là một trung tâm tình báo, có nhiệm vụ như Đài “Châu Âu tự do” và Đài “Tự do” mà thôi.
Trong dàn “hợp xướng” mới này, các đài phát thanh của Mỹ tung ra các luận điệu tâm lý chiến nhằm mục đích gì? Ai cũng rõ. Họ định đem thứ tư tưởng Mỹ, nhân quyền, dân chủ và tự do kiểu Mỹ gieo rắc áp đặt khắp nơi trên thế giới.
Đừng ảo tưởng.
Khi Đài “Châu Á tự do” ra đời, Mỹ tìm nơi “thường trú” cho nó, nhưng bị các nước cự tuyệt thẳng thừng. Chính phủ Thái lan đã nhiều lần bác bỏ đề nghị của Mỹ và khẳng định không cho phép hoạt động dịch vụ phát thanh can thiệp vào công việc nộ bộ của nước thứ 3 hoặc làm phương hại đến quan hệ ngoại giao của Thái Lan. Chính phủ Trung Quốc coi đó là hành động can thiệp trắng trợn của Mỹ vào nội bộ các nước khác, là “vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế”. Bộ Ngoại giao Triều Tiên chỉ rõ nước Mỹ quyết định thành lập Đài “Châu Á tự do” là hành vi can thiệp thù địch vào tình hình chính trị của Triều Tiên và các quốc gia Châu Á mà ý đồ thực hiện của họ là tuyên truyền dân chủ và tư tưởng độc địa của giai cấp tư sản kiểu Mỹ vào Triều Tiên và các quốc gia Châu Á.
Đối với Việt Nam, Đài “Châu Á tự do” rõ ràng là một công cụ chiến tranh tâm lý. Trong cuộc chiến tranh sai lầm của Mỹ ở Việt Nam, Mỹ đã từng lập ra các Đài “Tự do”, “Mẹ Việt Nam”, “Tiếng nói Nam Bộ”, “Gươm thiêng ái quốc”, “Vận mệnh tổ quốc” dưới sự điều khiển trực tiếp của cục Tâm lý chiến và Ban tham vấn tòa đại sứ Mỹ. Chúng tổ chức những chiến dịch tuyên truyền thâm độc hòng lung lạc niềm tin của nhân dân ta với Đảng, đối với cách mạng, nhưng những âm mưu ấy đều thất bại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đưa đất nước đến bến bờ của tự do độc lập và đang cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Mỹ lập Đài “Châu Á tự do” là đi ngược lại xu thế chung của thời đại, ảo tưởng nhóm lại cuộc chiến tranh lạnh. Việc cho ra đời Đài “Châu Á tự do” trong giới chính trị Mỹ đã có nhiều bất đồng, thì sự hoạt động của nó sau này sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt hơn, làm phân tâm nước Mỹ.

Cần cảnh giác hơn với những động thái kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay



Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là chủ đề quan trọng trong hơn 4000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.
Chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã được khởi động từ những năm đầu của thập kỷ 90. Chiến lược này được chia làm 3 giai đoạn cụ thể: láng giềng hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa và Trung Quốc đang đi những bước quan trọng để bước vào giai đoạn cuối cùng với mục tiêu dài hạn là sẽ biến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành một đồng tiền dự trữ của thế giới và Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới.
Việt Nam nằm trong chiến lược láng giềng hóa đồng NDT của Trung Quốc, bởi vậy, dù muốn hay không chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng của tiến trình này. Tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc rất cao và trình quốc tế hóa đồng NDT có thể sẽ làm cho nền kinh tế của chúng ta thêm phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Rõ ràng, ở thời điểm hiện tại, hàng hóa, dịch vụ của Trung Quốc đã có mặt ở tất cả ngõ ngách của Việt Nam. Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội ở thời điểm hiện nay đã có hàng loạt những bài nói về những sản phẩm Trung Quốc độc hại thế nào, nguy hiểm thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam khi hàng hóa của Trung Quốc lưu thông trên thị trường Việt Nam. Vậy, nếu như theo dự báo của Ngân hàng HSBC thì đến năm 2030 Trung Quốc sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, thì mức độ phụ thuộc vào kinh tế của Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc sẽ như thế nào? Cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp theo phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với Trung Quốc nhưng càng cần nhận thấy rõ bản chất thâm hiểm của Trung Quốc thông qua các hoạt động thương mại, tài chính và tiền tệ, chúng ta càng phải cảnh giác cao độ trước mọi động thái kinh tế của Trung Quốc. Và ngay từ trong tiềm thức, tư duy cho đến hành động, mỗi chúng ta hãy giương cao khẩu hiệu: “Người Việt Nam ưu tiên tiêu dùng hàng Việt Nam”.
                                                                                                                                    Ms.Nanu