THƯ GỬI NGUYỄN TRỌNG VĨNH
Trần Ái Quốc
Khi đọc bài viết của Nguyễn Trọng Vĩnh trên blog Bùi Văn Bồng, bài viết mang tên : “Thấy gì khi đọc kỹ Bản dự thảo Hiến Pháp sửa đổi. Những tưởng bài viết đóng góp được gì cho đất nước Việt Nam, đóng góp vào sức dân trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, thì bài viết chỉ nhằm mục đích bôi nhọ, xuyên tạc những vấn đề liên quan đến quyền con người trong bản dự thảo Hiến Pháp sửa đổi.
Trong bài viết của Nguyễn Trọng Vĩnh có ghi: “ Điều 2 Chương I ghi “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Nhưng nhân dân không được làm và phúc quyết Hiến pháp là văn bản luật cơ bản và cao nhất liên quan đến quyền lợi của dân và chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của chính quyền. Điều 74, 75 chương V ghi “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến… làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp…” là phủ định quyền được làm và phúc quyết của dân”
Kính thưa ông Vĩnh, khi viết những vấn đề này ông phải tìm hiểu kỹ hơn về pháp luật Việt Nam, ông quên mất rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, điều đó được thể hiện cụ thể thông quan quyền phổ thông đầu phiếu trong mỗi nhiệm kỳ bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tại Điều 6 Hiến Pháp 1992 ghi rõ: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Tiếp đó, Tại Điều 7 quy định: “việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Từ những lá phiếu của người dân được bầu một cách dân chủ, công khai mà các cơ quan Đảng, cơ quan quyền lực Nhà nước được hình thành. Đó là những đại biểu trung thành nhất, đại diện cho quyền lợi của nhân dân, quyền lực nhân dân được đại diện bởi Quốc Hội, và khi thực hiện quyền lập hiến thì Quốc hội thực thi quyền lực đại diện cho nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Như vậy làm gì có chuyện phủ định quyền được làm và phúc quyết của nhân dân. Ông nói vậy là chưa chính xác ông Vĩnh nhé.
Tiếp, ông nói Đảng Cộng sản Việt Nam làm trái tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện khi trích dẫn Điều 21 và Điều 70 của Hiến Pháp năm 1946. Ông nên nhớ, theo quan điểm Mác Lênin khi nhận xét bất cứ một vấn đề gì phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Bối cảnh đất nước Việt Nam ngày càng dân chủ, tiến tới công bằng xã hội, do vậy Hiến Pháp cũng cần thay đổi thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn cách mạng. Ông lấy bối cảnh năm 1946 để so sánh với năm 2013 là một sự so sánh khập khiễng, vô nguyên tắc và phi khoa học. Bên cạnh đó, Hiến Pháp năm 1992 và Bản dự thảo Hiến Pháp sửa đổi đã thể hiện rõ quyền công dân được quy định tại Chương V của bản Hiến Pháp 1992 sửa đổi năm 2011. Việc thể hiện quyền lực của nhân dân thông qua Quốc hội và các đại biểu Quốc hội không phải là đi ngược lại chủ nghĩa Mác Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng đúng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều 97 bản Hiến Pháp 1992 quy định: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước…” Như vậy, khi đại biểu Quốc hội họp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì cũng chính là nhân dân đang quyết định, vì họ quyết định dựa trên ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Đồng ý
là người dân Việt Nam
cần đóng góp ý kiến của mình cho bản dự thảo Hiến Pháp nhằm góp phần xây dựng
đất nước này giàu đẹp hơn. Nhưng xem ra vẫn có những kẻ suốt ngày chỉ biết
xuyên tạc, bôi nhọ danh dự của đất nước, ngẫm nghĩ thật đáng cười chê./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét